10 điều không nên mặc phải khi tạo mối quan hệ kinh doanh trong sự kiện

Hãy lắng nghe câu chuỵên một cách khách quan, điềm tĩnh và đặt một vài câu hỏi để các đối tác thấy rằng bạn không cố tình “làm lơ” sự nhiệt tình của họ.

Các (buổi networking) có sự tham gia của nhiều công ty lớn, nhiều doanh nghiệp luôn là điều kiện thuận lợi để bạn xây dựng, mở rộng các mối quan hệ và thiết lập đối tác trong kinh doanh, giới thiệu để nhiều người biết đến sản phẩm của công ty bạn hơn.

Tuy nhiên khá nhiều người tham gia các buổi networking thất bại trong việc thiết lập mối quan hệ với đối tác vì 1 số sai lầm cơ bản.

Xây dựng các mối quan hệ không phải là điều dễ dàng nhưng các sai lầm thì hoàn toàn có thể tránh được. Dưới đây là những điều bạn cần tránh khi tạo dựng mối quan hệ kinh doanh trong sự kiện.

1. Nói quá nhiều về bản thân

Không ít người xem những sự kiện networking như cơ hội quảng cáo bản thân để được nhiều người biết đến tuy nhiên bạn chỉ nên thể hiện ở mức độ vừa phải.

Bạn đừng cố tỏ ra là người nổi bật nhất trong cuộc trò chuyện đến mức lố. Nếu bạn hoàn hảo đến vậy thì hẳn sẽ rất nhiều người biết đến bạn rồi, đâu cần chính chủ phải PR?

Do đó, thay vì tự nói quá nhiều về bản thân, nên thể hiện sự quan tâm của bạn đối với mọi người là cách tốt nhất nếu muốn tạo ra ấn tượng tích cực.

Bạn có thể áp dụng quy tắc 80-20 trong mọi cuộc nói chuyện – dành 80% thời gian tập trung nghe người đối diện và 20% còn lại nói về bản thân, hoặc ít nhất nên đảm bảo thời gian bạn nói tương đương với thời gian bạn lắng nghe.

2. Không chuẩn bị kỹ càng

Networking không phải là cuộc họp, bạn không cần phải lên kế hoạch chi tiết về mọi thứ. Tuy nhiên, sẽ tốt hơn nếu bạn có một vài sự chuẩn bị trước bất kỳ một sự kiện nào đó sắp tham dự.

Hãy tìm hiểu danh sách khách mời trước, tra thông tin về những người tham dự, xem ai là người được mời tham dự, ai là người có những mối quan tâm giống bạn và ai là người mà bạn nên xây dựng mối quan hệ trong tương lai? Đồng thời, hãy cố gắng có được liên lạc của càng nhiều người càng tốt.

Tìm hiểu sơ lược về khách mời sẽ giúp không khí trò chuyện trở nên tự nhiên hơn và bạn cũng tự tin hơn. Ngoài ra, bạn có thể chuẩn bị trước một vài nội dung cần nói với những đối tác đó sẽ khiến câu chuyện trở nên ngắn gọn, thu hút hơn rất nhiều.

3. Chia sẻ chuyện quá riêng tư

Bạn không nên chia sẻ những câu chuyện quá riêng tư như thể họ là người bạn lâu năm và thân thiết với bạn trong sự kiện kinh doanh. Hãy biết giữ chừng mực và bám lấy đề tài mà cả hai cùng hứng thú. Một người mới quen sẽ không muốn nghe những chuyện cá nhân của bạn nếu đó không phải là vấn đề họ đang quan tâm.

4. Quan tâm, thân mật quá mức

Bắt đầu bằng các câu chuyện thân thiện với mọi người là ý tưởng không tồi, nhưng từ cần nhấn mạnh ở đây là thân thiện, có chừng mực chứ không phải là thân mật, quan tâm quá mức.

Việc tò mò quá nhiều về những vấn đề nhạy cảm của đối tác (ví dụ như việc họ đang ly hôn, nợ nần…) là điều tối kị, trừ khi bạn và họ đã thực sự là bạn bè thân thiết.

5. Không thể hiện sự quan tâm

Quan tâm quá mức cũng không tốt mà việc không thể hiện sự quan tâm cũng không phải là điều nên làm.

Việc kinh doanh sẽ không thể thành công một khi bạn không xây dựng tốt các mối quan hệ.

Hãy hỏi thăm khách quan một chút về gia đình, về những chuyến du lịch gần đây hoặc về bất cứ vấn đề gì để nhà đầu tư hoặc khách hàng cảm nhận được rằng bạn thật sự quan tâm đến họ như một người bạn chứ không phải là “tọc mạch”, “điều tra riêng tư”.

6. Tập trung quá mức vào thức ăn, đồ uống trong sự kiện

Tất nhiên trong 1 số sự kiện sẽ có đồ ăn uống nhẹ, trà bánh, buffet… Ngay khi đang lấy đồ ăn hay thưởng thức đồ ăn, thức uống, bạn cũng đừng nên đánh mất sự tập trung của mình vào đối tác. Việc này sẽ giúp bạn không bị bối rối và “trật nhịp” giữa buổi thảo luận thân mật trên bàn ăn.

10 dieu can tranh khi tao moi quan he kinh doanh trong su kien 2
Xây dựng mối quan hệ trong sự kiện không phải dễ dàng
7. Không duy trì sự tiếp xúc bằng mắt

Khi nói chuyện, quan trọng là bạn để ý và quan tâm đến điều người đối diện đang nói gì, việc quan tâm ấy thể hiện qua ánh mắt của bạn.

Nếu trốn tránh ảnh mắt hay không duy trì sự tiếp xúc bằng mắt có thể khiến họ nghĩ rằng bạn không có thiện ý, không mặn mà gì với buổi gặp mặt này.

Hãy chắc chắn rằng bạn không bao giờ lơ là việc nhìn thẳng vào mắt khách hàng hoặc nhà đầu tư để họ biết bạn luôn thực sự quan tâm đến vấn đề mà họ đang nói.

8. Quá tâng bốc ai đó trong sự kiện

Khen ngợi và tâng bốc một người nào đó có thể là cách để bạn thu hút sự chú ý của họ. Tuy nhiên, “thủ thuật” này sẽ nhanh chóng bị phản tác dụng khi có sự tham gia của nhiều người khác nữa trong sự kiện. Họ sẽ đánh giá thấp và cho rằng bạn là người thích nịnh nọt và không đáng tin.

9. Tỏ ra quá xa cách

Một thái cực khác của thân mật quá mức là việc tỏ ra quá xa cách, tự tách mình ra khỏi mọi người là điều không nên. Giữa lúc mọi người đang rôm rả bàn về một chủ đề nào đó một cách thật sôi nổi thì bạn không nên tỏ vẻ thờ ơ, lãnh đạm dù thật sự bạn không hứng thú với chủ đề đó lắm.

Hãy lắng nghe câu chuỵên một cách khách quan, điềm tĩnh và đặt một vài câu hỏi để các đối tác thấy rằng bạn không cố tình “làm lơ” sự nhiệt tình của họ.

10. Liên tục khoanh tay

Động tác khoanh tay trước ngực là một cử chỉ rất dễ làm người đối diện bực mình và không hài lòng vì nó cho thấy thái độ trịch thượng, đánh giá người khác và ở địa vị hơn người khác, không đánh giá cao những gì họ nói.

Trong suốt sự kiện và khi trò chuyện, hãy giữ cho đôi tay của bạn rộng mở như một động thái chào đón mọi ý kiến, mọi bình luận, mọi câu chuyện của khách hàng hoặc nhà đầu tư.

Related posts:

Liên Quan Khác

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *